Nhắc tới Ninh Hiệp, người ta thường nghĩ ngay tới khu chợ vải sầm uất nổi tiếng ngoại thành Hà Nội. Không nhiều người biết rằng đây chính là quê ngoại công chúa Ngọc Hân và tồn tại một ngôi chùa nổi tiếng - chùa Nành.

Thủy đình
Chùa Nành cùng với chùa Dâu, chùa Keo, chùa Đậu là bốn ngôi chùa thờ Tứ pháp lớn nhất ở miền Bắc. Chùa nằm tại thôn Phù Ninh (làng Nành) thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 20 cây số. Đến đây, bạn thật sự cảm nhận được sự thanh tịnh, trầm mặc của chốn tu hành: mái ngói lợp phủ màu thời gian; những cây cột gỗ mộc mạc; những cánh cửa, chấn song gỗ tựa như trong những thước phim tư liệu cũ…
Trong đời sống tôn giáo của cư dân trồng lúa nước vùng đồng bằng Bắc bộ có một nét độc đáo liên quan đến tín ngưỡng thờ nữ thần, đó là hệ thống các chùa gọi là Tứ pháp. Đây là bốn vị nữ thần: mây, mưa, sấm, chớp - những vị thần ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất của người dân. Những ngôi chùa thờ các vị thần này tương ứng lần lượt là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
Được xây dựng từ thời Lý, tên gọi chính thống của chùa Nành là chùa Pháp Vân. Người dân trong vùng còn gọi bằng một cái tên dân dã hơn là chùa Cả bởi đây là chùa lớn nhất trong số ba ngôi chùa của Ninh Hiệp gồm chùa Pháp Vân, Khánh Ninh và Đại Bi.
Trải qua nhiều lần trùng tu, song kiến trúc chùa Nành vẫn giữ được dáng vẻ kiến trúc thời Lê với rất nhiều pho tượng. Mỗi pho tượng đều mang một dáng vẻ, một khuôn mặt riêng rất sinh động. Trong các ngôi chùa Tứ pháp, tượng các nữ thần được tạc với kích thước to lớn hơn rất nhiều so với các tượng Phật.
Hệ thống chùa Tứ pháp là chứng tích cho sự kết hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc nguyên thủy ở Việt Nam. Phía trước chùa có thủy đình, ngũ môn, tiền đường, tiếp đến là cầu, tam bảo, tả vu, hữu vu, nhà tổ và phía sau là điện Mẫu cùng khu phụ.

Cổng ngũ môn
Chúng tôi đến chùa vào một ngày nắng đẹp, bóng cây cổ thụ cùng mặt nước hồ xanh ngắt làm dịu đi cái nắng cho khách vãn du chùa. Tòa thủy đình tương truyền được bà Nguyên phi Nguyễn Thị Huyền - mẹ công chúa Ngọc Hân - cho chuyển từ chùa Đồng Mắn về dựng trước tòa tiền đường chùa Pháp Vân vào thế kỷ 18. Nếu đến chùa vào những ngày lễ hội (mồng 4 - mồng 6 tháng 2 âm lịch), bạn sẽ được xem những màn múa rối nước rất hấp dẫn tại đây.
Cổng ngũ môn của chùa được xây hai tầng kiểu vòm cuốn bằng chất liệu đá xanh, là cổng chính vào chùa, thường mở trong những ngày lễ hội. Còn ngày thường, khách qua lại và người dân trong vùng sẽ đi qua lối cổng phụ.
Một trong những nét kiến trúc rất độc đáo, chỉ bắt gặp ở chùa Nành là tiền đường gồm bảy gian hai dĩ. Trên nóc tiền đường, sát về phía hai bên hồi được xây nổi hai góc mái nhỏ làm gác chuông và gác khánh. Mỗi góc gồm bốn mái với bốn đao cong vút tỏa ra bốn phía. Nằm giữa hai góc mái là đôi rồng chầu mặt nguyệt lớn, tạo cho tổng thể kiến trúc uy nghi, đường bệ mà vẫn gần gũi với đời thường.

Cổng phụ vào chùa
Từ tiền đường, đi qua nhà giải vũ hai bên tả hữu sẽ xuống điện Mẫu. Nữ thần mây (Pháp Vân) thờ ở chùa Nành nên còn được gọi là bà Nành. Trong chùa có tổng cộng 116 bức tượng, bao gồm tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Hậu được tạo tác tỉ mỉ. Nhiều bức tượng mang niên đại nghệ thuật cuối thế kỷ 17, tiếp đến là những tượng của thế kỷ 18, 19.
Ở hành lang chùa có tượng 18 vị la hán. Trong số này có một bức tượng tạc từ đá tự nhiên. Nét riêng biệt này chỉ bắt gặp ở chùa Pháp Vân, thể hiện chất nghệ thuật truyền thống riêng của người Việt. Ngoài ra, trong chùa còn có hệ thống di vật rất phong phú về thể loại và chất liệu như bia đá, chuông đồng, thần phả, sắc phong của nhiều triều đại.

Tiền đường chùa Pháp Vân

Nhà bia gian hữu tiền đường

Hoa văn chạm trổ
Sự phát triển của chợ Nành (chuyên bán các mặt hàng vải vóc, quần áo) đã làm thay đổi không gian chùa. Đường vào bị một số hộ dân chiếm dụng để bán hàng, cổng chính bị che khuất bởi rất nhiều lều bạt. Nếu nhìn từ bên ngoài, không để ý kỹ có thể không nhận ra khuôn viên chùa.
Khi chúng tôi đến, dù đã có tìm hiểu trước thông tin nhưng vẫn phải hỏi người dân địa phương mới tìm được lối vào chùa. Để ý kỹ phía bên trái có thể thấy tấm bia đề chữ Hạ mã (xuống ngựa, ý nói xuống xe) nằm ngay trong quán bán hàng ăn phía sau. Đó cũng chính là một lý do khiến chùa Nành tuy mang nhiều giá trị về lịch sử, tôn giáo và nghệ thuật nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Chùa được người dân trong làng sửa sang lại vào năm 1976 và được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử năm 1989.

Bà cụ bán hàng phía trước ngũ môn
Mái chùa rêu phong cùng những cột gỗ pha màu thời gian vẫn thầm lặng dõi theo dòng chảy của cuộc sống...
Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ [email protected] để Ban biên tập KinhNghiemDuLich.org đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.
Ve chua Nanh...
Nhac toi Ninh Hiep, nguoi ta thuong nghi ngay toi khu cho vai sam uat noi tieng ngoai thanh Ha Noi. Khong nhieu nguoi biet rang day chinh la que ngoai cong chua Ngoc Han va ton tai mot ngoi chua noi tieng - chua Nanh.

Thuy dinh
Chua Nanh cung voi chua Dau, chua Keo, chua Dau la bon ngoi chua tho Tu phap lon nhat o mien Bac. Chua nam tai thon Phu Ninh (lang Nanh) thuoc xa Ninh Hiep, huyen Gia Lam, cach trung tam thanh pho Ha Noi chung 20 cay so. Den day, ban that su cam nhan duoc su thanh tinh, tram mac cua chon tu hanh: mai ngoi lop phu mau thoi gian; nhung cay cot go moc mac; nhung canh cua, chan song go tua nhu trong nhung thuoc phim tu lieu cu…
Trong doi song ton giao cua cu dan trong lua nuoc vung dong bang Bac bo co mot net doc dao lien quan den tin nguong tho nu than, do la he thong cac chua goi la Tu phap. Day la bon vi nu than: may, mua, sam, chop - nhung vi than anh huong truc tiep den doi song san xuat cua nguoi dan. Nhung ngoi chua tho cac vi than nay tuong ung lan luot la: Phap Van, Phap Vu, Phap Loi, Phap Dien.
Duoc xay dung tu thoi Ly, ten goi chinh thong cua chua Nanh la chua Phap Van. Nguoi dan trong vung con goi bang mot cai ten dan da hon la chua Ca boi day la chua lon nhat trong so ba ngoi chua cua Ninh Hiep gom chua Phap Van, Khanh Ninh va Dai Bi.
Trai qua nhieu lan trung tu, song kien truc chua Nanh van giu duoc dang ve kien truc thoi Le voi rat nhieu pho tuong. Moi pho tuong deu mang mot dang ve, mot khuon mat rieng rat sinh dong. Trong cac ngoi chua Tu phap, tuong cac nu than duoc tac voi kich thuoc to lon hon rat nhieu so voi cac tuong Phat.
He thong chua Tu phap la chung tich cho su ket hop giua Phat giao voi cac tin nguong dan gian co nguon goc nguyen thuy o Viet Nam. Phia truoc chua co thuy dinh, ngu mon, tien duong, tiep den la cau, tam bao, ta vu, huu vu, nha to va phia sau la dien Mau cung khu phu.

Cong ngu mon
Chung toi den chua vao mot ngay nang dep, bong cay co thu cung mat nuoc ho xanh ngat lam diu di cai nang cho khach van du chua. Toa thuy dinh tuong truyen duoc ba Nguyen phi Nguyen Thi Huyen - me cong chua Ngoc Han - cho chuyen tu chua Dong Man ve dung truoc toa tien duong chua Phap Van vao the ky 18. Neu den chua vao nhung ngay le hoi (mong 4 - mong 6 thang 2 am lich), ban se duoc xem nhung man mua roi nuoc rat hap dan tai day.
Cong ngu mon cua chua duoc xay hai tang kieu vom cuon bang chat lieu da xanh, la cong chinh vao chua, thuong mo trong nhung ngay le hoi. Con ngay thuong, khach qua lai va nguoi dan trong vung se di qua loi cong phu.
Mot trong nhung net kien truc rat doc dao, chi bat gap o chua Nanh la tien duong gom bay gian hai di. Tren noc tien duong, sat ve phia hai ben hoi duoc xay noi hai goc mai nho lam gac chuong va gac khanh. Moi goc gom bon mai voi bon dao cong vut toa ra bon phia. Nam giua hai goc mai la doi rong chau mat nguyet lon, tao cho tong the kien truc uy nghi, duong be ma van gan gui voi doi thuong.

Cong phu vao chua
Tu tien duong, di qua nha giai vu hai ben ta huu se xuong dien Mau. Nu than may (Phap Van) tho o chua Nanh nen con duoc goi la ba Nanh. Trong chua co tong cong 116 buc tuong, bao gom tuong Phat, tuong Mau, tuong Hau duoc tao tac ti mi. Nhieu buc tuong mang nien dai nghe thuat cuoi the ky 17, tiep den la nhung tuong cua the ky 18, 19.
O hanh lang chua co tuong 18 vi la han. Trong so nay co mot buc tuong tac tu da tu nhien. Net rieng biet nay chi bat gap o chua Phap Van, the hien chat nghe thuat truyen thong rieng cua nguoi Viet. Ngoai ra, trong chua con co he thong di vat rat phong phu ve the loai va chat lieu nhu bia da, chuong dong, than pha, sac phong cua nhieu trieu dai.

Tien duong chua Phap Van

Nha bia gian huu tien duong

Hoa van cham tro
Su phat trien cua cho Nanh (chuyen ban cac mat hang vai voc, quan ao) da lam thay doi khong gian chua. Duong vao bi mot so ho dan chiem dung de ban hang, cong chinh bi che khuat boi rat nhieu leu bat. Neu nhin tu ben ngoai, khong de y ky co the khong nhan ra khuon vien chua.
Khi chung toi den, du da co tim hieu truoc thong tin nhung van phai hoi nguoi dan dia phuong moi tim duoc loi vao chua. De y ky phia ben trai co the thay tam bia de chu Ha ma (xuong ngua, y noi xuong xe) nam ngay trong quan ban hang an phia sau. Do cung chinh la mot ly do khien chua Nanh tuy mang nhieu gia tri ve lich su, ton giao va nghe thuat nhung van chua duoc nhieu nguoi biet den.
Chua duoc nguoi dan trong lang sua sang lai vao nam 1976 va duoc Nha nuoc xep hang di tich lich su nam 1989.

Ba cu ban hang phia truoc ngu mon
Mai chua reu phong cung nhung cot go pha mau thoi gian van tham lang doi theo dong chay cua cuoc song...
Hay chia se hinh anh du lich cua ban tai dia chi [email protected] de Ban bien tap KinhNghiemDuLich.org dang tai len Cong thong tin So tay du lich va kham pha cho dong dao ban doc duoc tham khao va chia se nhung cam xuc cua chinh minh.
Về chùa Nành...
By Kinh Nghiệm Du Lịch
Nhắc tới Ninh Hiệp, người ta thường nghĩ ngay tới khu chợ vải sầm uất nổi tiếng ngoại thành Hà Nội. Không nhiều người biết rằng đây chính là quê ngoại công chúa Ngọc Hân và tồn tại một ngôi chùa nổi tiếng - chùa Nành.