Ngày 23 tháng giêng hằng năm là ngày “kỵ” tổ đời thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - đại thiền sư Huyền Quang. Vị sư là đệ tử đời thứ ba của Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Xưa nay, phật tử và dân du lịch vãn cảnh vẫn đến Yên Tử, lên chùa Đồng hành lễ. Nhưng ít ai biết còn có một di tích khác, về độ cao thì thấp hơn đỉnh núi có chùa Đồng và nằm ở sườn tây của dãy Yên Tử (Quảng Ninh). Khoảng 3 năm trở lại đây, những người theo học Phật pháp tìm đến đây nhiều hơn để được quỳ lạy trước Phật hoàng Bảo tháp bằng đá xanh cao 7 tầng giữa đại ngàn nguyên sinh và được chiêm bái di tích đã có 700 năm tuổi.
Tháp cổ 7 tầng bằng đá xanh đã 700 năm tuổi.
Khi nói tây Yên Tử, nhiều người không để ý đến chữ “tây” nên thường vẫn lầm tưởng là “Yên Tử” với chùa Hoa Yên, chùa Đồng giờ đã có cáp treo lên tận nơi, nên cũng ít người biết thế nào là “đường tùng”. Tây Yên Tử đơn giản là sườn tây của dãy Yên Tử, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông đã viên tịch và tổ đời thứ hai của Trúc Lâm thiền phái đã dựng tháp đá xanh 7 tầng. Chỉ cách Hà Nội gần 100km, tới ngã ba Đông Triều, rẽ vào Bình Khê rồi thêm 10km vào làng Phù Ninh, đến bến đò Hồ Thiên hay còn gọi là hồ Bình Khê.
Gia đình chị San làm nghề lái đò ở đây đã nhiều năm, nhận trông xe máy cho cả đoàn rồi đưa chúng tôi vượt hồ để leo núi. Nước hồ xanh ngắt vô cùng tuyệt đẹp khi những quả đồi nổi lên thành những hòn đảo soi bóng làn nước phẳng lặng xanh ngắt bởi đáy mọc đầy tóc tiên, rong đuôi chó. Đi men theo đường mòn ven suối, gặp một ngôi miếu nhỏ. Từ đoạn này, đường liên tục dốc, càng lên cao càng dốc, có chỗ gần như dựng đứng và trơn trượt.
Rừng không còn cây nào to, cùng lắm cũng chỉ nửa vòng tay ôm. Nhưng trúc thì mọc bạt ngàn. Hơi ẩm lạnh của những ngày đầu xuân phủ một lớp sương mỏng trên mũ, trên áo của những tay “du lịch bụi” như chúng tôi. Balô nặng trĩu vì phải mang gạo và đồ ăn cho 2 ngày. Vừa leo núi vừa ngẫm nghĩ về hơn 700 năm trước, vị vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng tìm lên núi cao, khoác áo cà sa để tu hành. Chợt nghĩ, triều đại rồi cũng có lúc bị diệt vong, nhưng thiền phái Trúc Lâm thì tồn tại qua hết triều đại này đến triều đại khác.
Du khách chụp ảnh cùng nhà sư Thích Đạt Ma Trí Thông trên nền chùa cổ.
Chùa Hồ Thiên hiện ra giữa đại ngàn tây Yên Tử, có một bàn thờ Phật và 6 bức tượng. Nhà khách thì rộng, lát gạch đỏ, có đủ chăn chiếu cho khách nghỉ đêm. Giờ lên đến chùa thường là cuối buổi chiều, sắp đến giờ làm lễ. Buổi lễ chiều thứ bảy lại có thêm gần hai chục học sinh THCS là dân địa phương lên nghe sư thầy giảng về Phật pháp và được cùng làm lễ trong “chùa”. Ngôi chùa bằng tôn ở vị trí cao gần 1.000 mét so với mặt nước biển. Chùa Hồ Thiên giờ đây chỉ còn là vậy. Những dấu tích còn lại gần như nguyên vẹn chỉ còn lại tòa tháp bằng đá xanh cao 7 tầng đang lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tòa tháp được tổ đời thứ hai, thiền sư Pháp Loa cho dựng sau khi Trần Nhân Tông viên tịch năm 1308. Tòa tháp vẫn sừng sững giữa đại ngàn cho dù đã bị đào bới săn tìm báu vật và bức tượng đá đen do Phật hoàng Trần Nhân Tông tạc cũng thất lạc. “Chứng nhân” còn lại ở đây từ thời Trần Nhân Tông đang tu hành đó chính là cây vải và cây đại. Cách đây vài năm, lâm tặc còn về đây chặt nguyên cả cành đường kính tới 60cm của cây vải này.
Một tháp gạch khác cũng còn, nhưng trong tình trạng bị mất đỉnh với bức tượng bị cụt đầu đã được thay bằng đầu bằng ximăng và thêm 2 tòa sen vốn là chân của 2 tòa tháp khác cũng được gắn lại bằng ximăng. Những tảng đá được người xưa đục đẽo tinh tế và vận chuyển chắc chắn là vô cùng khó mới lên đến được tận đây. Có thời gian, những khối đá đó bị vứt chỏng chơ, được nhà sư Thích Đạt Ma Trí Thông gắn lại bằng ximăng. Rồi nhà sư này bê từng viên gạch, từng cân ximăng xây lại vài công trình nhỏ cho du khách có chỗ nghỉ chân.
Theo chân nhà sư Thích Đạt Ma Trí Thông ra vị trí nơi trước kia là chùa Hồ Thiên của 700 năm trước, một vị trí mà bất cứ nhà phong thủy nào cũng phải thốt lên là thật đẹp. Nằm lưng chừng núi, trên một bãi đất bằng phẳng giữa hai sườn núi chạy về 2 phía, phía trước mặt xa xa là cả một quần thể núi non và Hồ Thiên phía dưới chân núi. 700 năm sau, chỉ còn lại những chân cột đá hoa sen mà nhìn về kích thước và ngẫm lại quãng đường leo núi thì thật khâm phục tại sao người xưa có thể đưa được lên đây.
Chiều sương Yên Tử hôm ấy, bữa cơm chay với mùi hương của lá cỏ nếp không hiểu sao lại rất nhiều ở đó, rồi tối ấy được sư thầy nói chuyện về Phật pháp, về Phật hoàng Trần Nhân Tông. Khi ngả lưng chợp mắt vẫn nghe thấy tiếng mõ tụng kinh thoảng xa.
Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ [email protected] để Ban biên tập KinhNghiemDuLich.org đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.
Chiem bai Phat hoang Bao thap
Ngay 23 thang gieng hang nam la ngay “ky” to doi thu ba cua thien phai Truc Lam Yen Tu - dai thien su Huyen Quang. Vi su la de tu doi thu ba cua Phat hoang Tran Nhan Tong, vi vua anh minh da sang lap ra thien phai Truc Lam Yen Tu.
Xua nay, phat tu va dan du lich van canh van den Yen Tu, len chua Dong hanh le. Nhung it ai biet con co mot di tich khac, ve do cao thi thap hon dinh nui co chua Dong va nam o suon tay cua day Yen Tu (Quang Ninh). Khoang 3 nam tro lai day, nhung nguoi theo hoc Phat phap tim den day nhieu hon de duoc quy lay truoc Phat hoang Bao thap bang da xanh cao 7 tang giua dai ngan nguyen sinh va duoc chiem bai di tich da co 700 nam tuoi.
Thap co 7 tang bang da xanh da 700 nam tuoi.
Khi noi tay Yen Tu, nhieu nguoi khong de y den chu “tay” nen thuong van lam tuong la “Yen Tu” voi chua Hoa Yen, chua Dong gio da co cap treo len tan noi, nen cung it nguoi biet the nao la “duong tung”. Tay Yen Tu don gian la suon tay cua day Yen Tu, noi Phat hoang Tran Nhan Tong da vien tich va to doi thu hai cua Truc Lam thien phai da dung thap da xanh 7 tang. Chi cach Ha Noi gan 100km, toi nga ba Dong Trieu, re vao Binh Khe roi them 10km vao lang Phu Ninh, den ben do Ho Thien hay con goi la ho Binh Khe.
Gia dinh chi San lam nghe lai do o day da nhieu nam, nhan trong xe may cho ca doan roi dua chung toi vuot ho de leo nui. Nuoc ho xanh ngat vo cung tuyet dep khi nhung qua doi noi len thanh nhung hon dao soi bong lan nuoc phang lang xanh ngat boi day moc day toc tien, rong duoi cho. Di men theo duong mon ven suoi, gap mot ngoi mieu nho. Tu doan nay, duong lien tuc doc, cang len cao cang doc, co cho gan nhu dung dung va tron truot.
Rung khong con cay nao to, cung lam cung chi nua vong tay om. Nhung truc thi moc bat ngan. Hoi am lanh cua nhung ngay dau xuan phu mot lop suong mong tren mu, tren ao cua nhung tay “du lich bui” nhu chung toi. Balo nang triu vi phai mang gao va do an cho 2 ngay. Vua leo nui vua ngam nghi ve hon 700 nam truoc, vi vua Tran Nhan Tong da tu bo ngai vang tim len nui cao, khoac ao ca sa de tu hanh. Chot nghi, trieu dai roi cung co luc bi diet vong, nhung thien phai Truc Lam thi ton tai qua het trieu dai nay den trieu dai khac.
Du khach chup anh cung nha su Thich Dat Ma Tri Thong tren nen chua co.
Chua Ho Thien hien ra giua dai ngan tay Yen Tu, co mot ban tho Phat va 6 buc tuong. Nha khach thi rong, lat gach do, co du chan chieu cho khach nghi dem. Gio len den chua thuong la cuoi buoi chieu, sap den gio lam le. Buoi le chieu thu bay lai co them gan hai chuc hoc sinh THCS la dan dia phuong len nghe su thay giang ve Phat phap va duoc cung lam le trong “chua”. Ngoi chua bang ton o vi tri cao gan 1.000 met so voi mat nuoc bien. Chua Ho Thien gio day chi con la vay. Nhung dau tich con lai gan nhu nguyen ven chi con lai toa thap bang da xanh cao 7 tang dang luu giu xa li cua Phat hoang Tran Nhan Tong. Toa thap duoc to doi thu hai, thien su Phap Loa cho dung sau khi Tran Nhan Tong vien tich nam 1308. Toa thap van sung sung giua dai ngan cho du da bi dao boi san tim bau vat va buc tuong da den do Phat hoang Tran Nhan Tong tac cung that lac. “Chung nhan” con lai o day tu thoi Tran Nhan Tong dang tu hanh do chinh la cay vai va cay dai. Cach day vai nam, lam tac con ve day chat nguyen ca canh duong kinh toi 60cm cua cay vai nay.
Mot thap gach khac cung con, nhung trong tinh trang bi mat dinh voi buc tuong bi cut dau da duoc thay bang dau bang ximang va them 2 toa sen von la chan cua 2 toa thap khac cung duoc gan lai bang ximang. Nhung tang da duoc nguoi xua duc deo tinh te va van chuyen chac chan la vo cung kho moi len den duoc tan day. Co thoi gian, nhung khoi da do bi vut chong cho, duoc nha su Thich Dat Ma Tri Thong gan lai bang ximang. Roi nha su nay be tung vien gach, tung can ximang xay lai vai cong trinh nho cho du khach co cho nghi chan.
Theo chan nha su Thich Dat Ma Tri Thong ra vi tri noi truoc kia la chua Ho Thien cua 700 nam truoc, mot vi tri ma bat cu nha phong thuy nao cung phai thot len la that dep. Nam lung chung nui, tren mot bai dat bang phang giua hai suon nui chay ve 2 phia, phia truoc mat xa xa la ca mot quan the nui non va Ho Thien phia duoi chan nui. 700 nam sau, chi con lai nhung chan cot da hoa sen ma nhin ve kich thuoc va ngam lai quang duong leo nui thi that kham phuc tai sao nguoi xua co the dua duoc len day.
Chieu suong Yen Tu hom ay, bua com chay voi mui huong cua la co nep khong hieu sao lai rat nhieu o do, roi toi ay duoc su thay noi chuyen ve Phat phap, ve Phat hoang Tran Nhan Tong. Khi nga lung chop mat van nghe thay tieng mo tung kinh thoang xa.
Hay chia se hinh anh du lich cua ban tai dia chi [email protected] de Ban bien tap KinhNghiemDuLich.org dang tai len Cong thong tin So tay du lich va kham pha cho dong dao ban doc duoc tham khao va chia se nhung cam xuc cua chinh minh.
Chiêm bái Phật hoàng Bảo tháp
By Kinh Nghiệm Du Lịch
Ngày 23 tháng giêng hằng năm là ngày “kỵ” tổ đời thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - đại thiền sư Huyền Quang. Vị sư là đệ tử đời thứ ba của Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.