12/12/2024
du lịch trong nước ,
5485
Nằm ở phía Bắc huyện Yên Thành (Nghệ An) thuộc xã Lăng Thành, có một ngôi đình cổ đã được nhiều người gần xa biết đến. Đình có tên gọi là Đình Sừng.
Đình Sưng ngày nay
Đình Sừng xã Lăng Thành là ngôi đình lớn tồn tại trên 500 năm. Là một trong những kiến trúc cổ có quy mô nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ vào loại bậc nhất ở Nghệ An hiện đang được nhân dân gìn giữ.
Đình Sừng - Tên gọi gắn liền với tên đất, tên làng. Làng Quỳ Lăng xưa có tên gọi Kẻ Sừng, là một ngôi làng cổ ẩn mình trong thế độc đáo, có nhiều lợi thế trong chiến tranh và nhiều tiềm năng phát triển kinh tế... Vì vậy, Kẻ Sừng xưa đã sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị quan trọng của Châu Diễn.
Khi nhà Đường lấy huyện Hàm Hoan trong châu để đặt ra Diễn Châu làm thành một trong 12 châu của An Nam đô hộ Phủ năm 679, cho đến hết triều đại nhà Đinh 979, liên tục trong 3 thế kỷ, lị sở của Diễn Châu luôn đóng ở Kẻ Sừng.
Xuất phát từ nhu cầu xã hội lúc bấy giờ kết hợp với sự tác động với nền văn hóa của một vùng đất cổ. Tháng 11/1583 nhân dân làng Quỳ Lăng đã hợp lực xây dựng một ngôi đình để làm nơi hội họp và sinh hoạt văn hóa. Nguyên xưa đình được làm bằng tranh tre, nứa lá nằm giữa một quần cư trù mật, quanh đình có làng mạc, cây đa, bến nước, có con sông Sừng uốn khúc như dải lụa mềm chở nặng phù sa tắm mắt cho ruộng đồng. Cùng với nhiều kiến trúc cổ đặc sắc như cầu đá, cổng làng... đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo, tinh túy của ngôi đình cổ.
Cá chép vượt vũ môn.
Những chiếc cột lim tạo nên Đình Sừng có nhiều giá trị.
Năm 1797, làng dựng thêm tòa hậu cung để làm nơi thờ phụng thành hoàng của làng. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đình được tu sửa vào các năm: 1637, 1677, 1787, 1913 và đến năm 1929 đình được tu lý xây dựng lại to đẹp như hiện nay. Việc tu lý, xây dựng lại đình được các văn bia ở đây ghi rõ: Vào năm Đinh Mão 1927, nhân dân làng Quỳ Lăng bắt tay vào việc chuẩn bị gỗ, tiền bạc, công sức.
Về gỗ được chia đều cho 11 giáp trong làng, chọn và khai thác loại gỗ lim tốt nhất và to nhất trong các khu rừng của làng Quỳ Lăng; Về tiền: Làng đặt cho thợ 5 ngàn quan, khoản tiền này lấy từ nguồn thu bán chức sắc như: Hiệu xạ, thần tổ của Làng và tiền thu bổ theo đinh điền; Về ngói: làng tự lập ra tổ thợ mở lò dập theo một khuôn riêng và được nung nấu theo đúng tiêu chuẩn.
Sau 3 năm chuẩn bị, đến năm 1929 việc tôn tạo, xây dựng lại đình được khởi công dưới sự chỉ đạo của đốc Hoàng Doãn Cù - quê ở Diễn Châu, đến nay nhân dân địa phương còn lưu truyền bài vè phản ánh không khí lao động sôi nổi của dân làng thuở đó: “Dưới trên ai nấy thuận tình/Trống đánh dập dình, reo hát cả ngày đêm/Ba năm kéo gỗ một miền/Đắp nền thuê thợ tức thì làm ngay”.
Ông Thái Khắc Lưu - một bậc cao niên ở xã Lăng Thành kể lại việc dựng đình ngày ấy như một câu chuyện huyền thoại: Đình do 2 hiệp thợ thi công, nửa đình phía Đông do thợ Diễn Châu đảm nhận, nửa phía Tây được giao cho hiệp thợ Yên Thành. Sau khi thống nhất khuôn mẫu và kích thước, hai bên tiến hành làm trong một thời gian theo quy định, nhưng phải giữ kín bí mật, không được trao đổi với nhau.
Các họa tiết trên bít đốc mái Đình Sừng
Sau khi các vầy đình sàm đục xong, làng đã quyết định chọn ngày dựng đình, mỗi bên huy động khoảng 300 người, dùng dây tre bện lại với nhau để kéo, khi có hiệu lệnh cả hai bên đều kéo vầy đình lên cùng một lúc. Mặc dù làm bằng phương pháp thủ công, nhưng khi dựng lên hai phần đình đều khít với nhau và các cột đình đều đứng ngay giữa hòn đá tảng. Điều đó càng khẳng định tài nghệ của cha ông cha ta ngày trước.
Đến đầu năm 1930 việc tôn tạo, xây dựng lại đình được hoàn thành. Đình có kiến trúc thời Nguyễn quy mô đồ sộ, dài 24,7m; rộng 11,2m. Khung sườn nhà được làm bằng gỗ lim, kích thước lớn. Tòa đình có 6 vì được liên kết với nhau bởi đường thượng lương và có hệ thống giằng cột, xà dọc, xà ngang đóng khít tạo thành 5 gian rộng và 2 gian phụ ở đầu hồi văn. Mỗi vì có bốn cột, hai cột cái cao 5,63m, đường kính 0,42m; hai cột quân cao 4,33m, đường kính 0,4m. Toàn bộ tòa đình có 24 cột, tất cả đều có hình trụ tròn kê trên một chân tảng bằng đá thanh có kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc giống nhau. Các xà hạ, kẻ ở đình có kích thước lớn, được chạm trổ công phu.
Về nghệ thuật trang trí, dường như trên tất cả các bộ phận kiến trúc của đình như bờ nóc, con xô, xà, hạ, kẻ...đều được các nghệ nhân trang trí một cách công phu, thể hiện được tài nghệ điêu khắc, chạm trổ cao. Trên bờ nóc, con xô và hai mảng tường bít đốc, bằng các chất liệu sẵn có tại địa phương như vôi vữa và mật mía được các nghệ nhân trộn lẫn để đắp các hình tượng Rồng chầu, Phượng múa bằng những mảng phù điêu sinh động.
Nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân xưa tạo nên nét đẹp riêng của Đình Sừng.
Trang trí trên kiến trúc gỗ, đề tài được thể hiện ở đây cũng xoay quanh những mô típ quen thuộc như: “Tứ Linh”, “Tứ Quý” nhưng bằng sự bố trí các mảng một cách hài hòa cân đối, toát lên vẻ sinh động thu hút người xem.
Điều đáng chú ý là 4 bức chạm trên 4 bức cốn mê ở 4 góc của tòa bái đình với cách bố trí đăng đối, cân xứng với nghệ thuật chạm lỗng tỷ mỷ, công phu mang tính điệu nghệ cao với 4 con vật linh thiêng: Long, Ly, Quy, Phượng được thể hiện vừa mảnh mai, uyển chuyển vừa mang tính nhân hóa cao.
Đặc biệt trên tất cả các kẻ của bái đình đều được chạm khắc hai mặt với đề tài xen kẻ như: “Phượng hàm thư”, “Cá chép hóa rồng, “Tùng lộc”, “Rồng chầu nguyệt”... và hình tượng “Long vân” cũng là đề tài được thể hiện nhiều trên các xà, đầu dư, đuôi bẩy của đình với tài nghệ điêu khắc đã được cảm giác như đang thấy rồng ẩn hiện trong mây.
Có một điều khá thú vị là đình do hai tốp thợ làm theo một mô típ đã định sẵn, nhiều mảng chạm trổ tuy cùng một đề tài, nhưng thần thái, cách thể hiện lại hoàn toàn khác nhau. Nhưng tất cả đều toát lên tính nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống của một dân tộc, đó là: Thanh cao, tinh khiết, thủy chung, thuần hậu, kiên cường và tâm hồn hướng thiện, hướng thượng, hiếu mỹ, lạc quan, có một cuộc sống thanh bình.
Rồng đỏ thợ Diễn Châu điêu khắc.
Rồng đỏ thợ Yên Thành điêu khắc.
Trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử, dù cho chiến tranh giặc dã, dù cho cơ chế đổi thay và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng đình vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ gắn liền với những chứng tích lịch sử của đất và người Quỳ Lăng.
Trong những năm 1930-1931 đình Sừng là địa điểm hội họp bí mật của chi bộ Quỳ Lăng - một trong những chi bộ đầu tiên ở huyện Yên Thành. Trong khoảng thời gian 1932-1933, thực dân Pháp đã lấy đình Sừng làm nơi đóng đồn bang tá. Tại đây, bọn chúng đã giam cầm, bắt bớ tra tấn trên 100 cán bộ đảng viên.
Ngày 12/8/1945, tại ngôi đình cổ quần chúng nhân dân Quỳ Lăng đã tập trung tổ chức cướp chính quyền từ tay phong kiến, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc vận động lớn như: Tuần lễ vàng, tuần lễ vũ khí, công phiếu kháng chiến, công phiếu Quốc Gia, là trường học, nơi chứa thóc cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ có thời gian dài, đình là nơi đóng xưởng dệt của Quân khu 4. Ngày nay, đình là trung tâm diễn ra nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: tế thần, rước kiệu, hát ả đào, ca trù, hát chèo, vật cù lộ, là nơi tổ chức hội họp của của các tổ chức đoàn thể...
Các hoạt động văn hóa văn nghệ diễn ra tại Đình Sừng.
Các cụ cao niên trong làng chỉ rõ trên bia đá ghi rõ lịch sử Đình Sừng.
Năm 2004, Đình Sừng được công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2010 được sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương đã đầu tư trùng tu nâng cấp một số hạng mục, nhằm gìn giữ những tư liệu quý, giúp cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc của di sản văn hóa cổ và cũng là nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.
Trở về với ngôi đình cổ đứng trước con sông quê tự làm đẹp cho mình, cùng với làng quê này hiện về bao làng quê khác của đất Việt thân thương, nép mình sau lũy tre xanh là xóm thôn trù phú, thấp thoáng có mái đình cổ kính rêu phong, đây không những là nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa - nghệ thuật mà còn là ngôi nhà chung của dân làng, nơi neo giữ tình cảm của những người đi xa, là sự gắn kết trách nhiệm với những người ở lại bám trụ xây dựng quê hương, để cho mạch nguồn văn hóa dân tộc chảy đến mai sau.
Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ [email protected] để Ban biên tập KinhNghiemDuLich.org đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.
Dinh Sung - Mot di san kien truc van hoa doc dao
Nam o phia Bac huyen Yen Thanh (Nghe An) thuoc xa Lang Thanh, co mot ngoi dinh co da duoc nhieu nguoi gan xa biet den. Dinh co ten goi la Dinh Sung.
Dinh Sung ngay nay
Dinh Sung xa Lang Thanh la ngoi dinh lon ton tai tren 500 nam. La mot trong nhung kien truc co co quy mo nghe thuat trang tri, dieu khac, cham tro vao loai bac nhat o Nghe An hien dang duoc nhan dan gin giu.
Dinh Sung - Ten goi gan lien voi ten dat, ten lang. Lang Quy Lang xua co ten goi Ke Sung, la mot ngoi lang co an minh trong the doc dao, co nhieu loi the trong chien tranh va nhieu tiem nang phat trien kinh te... Vi vay, Ke Sung xua da som tro thanh mot trong nhung trung tam kinh te - van hoa, chinh tri quan trong cua Chau Dien.
Khi nha Duong lay huyen Ham Hoan trong chau de dat ra Dien Chau lam thanh mot trong 12 chau cua An Nam do ho Phu nam 679, cho den het trieu dai nha Dinh 979, lien tuc trong 3 the ky, li so cua Dien Chau luon dong o Ke Sung.
Xuat phat tu nhu cau xa hoi luc bay gio ket hop voi su tac dong voi nen van hoa cua mot vung dat co. Thang 11/1583 nhan dan lang Quy Lang da hop luc xay dung mot ngoi dinh de lam noi hoi hop va sinh hoat van hoa. Nguyen xua dinh duoc lam bang tranh tre, nua la nam giua mot quan cu tru mat, quanh dinh co lang mac, cay da, ben nuoc, co con song Sung uon khuc nhu dai lua mem cho nang phu sa tam mat cho ruong dong. Cung voi nhieu kien truc co dac sac nhu cau da, cong lang... da ton vinh ve dep doc dao, tinh tuy cua ngoi dinh co.
Ca chep vuot vu mon.
Nhung chiec cot lim tao nen Dinh Sung co nhieu gia tri.
Nam 1797, lang dung them toa hau cung de lam noi tho phung thanh hoang cua lang. Trong qua trinh ton tai va phat trien, dinh duoc tu sua vao cac nam: 1637, 1677, 1787, 1913 va den nam 1929 dinh duoc tu ly xay dung lai to dep nhu hien nay. Viec tu ly, xay dung lai dinh duoc cac van bia o day ghi ro: Vao nam Dinh Mao 1927, nhan dan lang Quy Lang bat tay vao viec chuan bi go, tien bac, cong suc.
Ve go duoc chia deu cho 11 giap trong lang, chon va khai thac loai go lim tot nhat va to nhat trong cac khu rung cua lang Quy Lang; Ve tien: Lang dat cho tho 5 ngan quan, khoan tien nay lay tu nguon thu ban chuc sac nhu: Hieu xa, than to cua Lang va tien thu bo theo dinh dien; Ve ngoi: lang tu lap ra to tho mo lo dap theo mot khuon rieng va duoc nung nau theo dung tieu chuan.
Sau 3 nam chuan bi, den nam 1929 viec ton tao, xay dung lai dinh duoc khoi cong duoi su chi dao cua doc Hoang Doan Cu - que o Dien Chau, den nay nhan dan dia phuong con luu truyen bai ve phan anh khong khi lao dong soi noi cua dan lang thuo do: “Duoi tren ai nay thuan tinh/Trong danh dap dinh, reo hat ca ngay dem/Ba nam keo go mot mien/Dap nen thue tho tuc thi lam ngay”.
Ong Thai Khac Luu - mot bac cao nien o xa Lang Thanh ke lai viec dung dinh ngay ay nhu mot cau chuyen huyen thoai: Dinh do 2 hiep tho thi cong, nua dinh phia Dong do tho Dien Chau dam nhan, nua phia Tay duoc giao cho hiep tho Yen Thanh. Sau khi thong nhat khuon mau va kich thuoc, hai ben tien hanh lam trong mot thoi gian theo quy dinh, nhung phai giu kin bi mat, khong duoc trao doi voi nhau.
Cac hoa tiet tren bit doc mai Dinh Sung
Sau khi cac vay dinh sam duc xong, lang da quyet dinh chon ngay dung dinh, moi ben huy dong khoang 300 nguoi, dung day tre ben lai voi nhau de keo, khi co hieu lenh ca hai ben deu keo vay dinh len cung mot luc. Mac du lam bang phuong phap thu cong, nhung khi dung len hai phan dinh deu khit voi nhau va cac cot dinh deu dung ngay giua hon da tang. Dieu do cang khang dinh tai nghe cua cha ong cha ta ngay truoc.
Den dau nam 1930 viec ton tao, xay dung lai dinh duoc hoan thanh. Dinh co kien truc thoi Nguyen quy mo do so, dai 24,7m; rong 11,2m. Khung suon nha duoc lam bang go lim, kich thuoc lon. Toa dinh co 6 vi duoc lien ket voi nhau boi duong thuong luong va co he thong giang cot, xa doc, xa ngang dong khit tao thanh 5 gian rong va 2 gian phu o dau hoi van. Moi vi co bon cot, hai cot cai cao 5,63m, duong kinh 0,42m; hai cot quan cao 4,33m, duong kinh 0,4m. Toan bo toa dinh co 24 cot, tat ca deu co hinh tru tron ke tren mot chan tang bang da thanh co kich co, kieu dang, mau sac giong nhau. Cac xa ha, ke o dinh co kich thuoc lon, duoc cham tro cong phu.
Ve nghe thuat trang tri, duong nhu tren tat ca cac bo phan kien truc cua dinh nhu bo noc, con xo, xa, ha, ke...deu duoc cac nghe nhan trang tri mot cach cong phu, the hien duoc tai nghe dieu khac, cham tro cao. Tren bo noc, con xo va hai mang tuong bit doc, bang cac chat lieu san co tai dia phuong nhu voi vua va mat mia duoc cac nghe nhan tron lan de dap cac hinh tuong Rong chau, Phuong mua bang nhung mang phu dieu sinh dong.
Nghe thuat dieu khac cua cac nghe nhan xua tao nen net dep rieng cua Dinh Sung.
Trang tri tren kien truc go, de tai duoc the hien o day cung xoay quanh nhung mo tip quen thuoc nhu: “Tu Linh”, “Tu Quy” nhung bang su bo tri cac mang mot cach hai hoa can doi, toat len ve sinh dong thu hut nguoi xem.
Dieu dang chu y la 4 buc cham tren 4 buc con me o 4 goc cua toa bai dinh voi cach bo tri dang doi, can xung voi nghe thuat cham long ty my, cong phu mang tinh dieu nghe cao voi 4 con vat linh thieng: Long, Ly, Quy, Phuong duoc the hien vua manh mai, uyen chuyen vua mang tinh nhan hoa cao.
Dac biet tren tat ca cac ke cua bai dinh deu duoc cham khac hai mat voi de tai xen ke nhu: “Phuong ham thu”, “Ca chep hoa rong, “Tung loc”, “Rong chau nguyet”... va hinh tuong “Long van” cung la de tai duoc the hien nhieu tren cac xa, dau du, duoi bay cua dinh voi tai nghe dieu khac da duoc cam giac nhu dang thay rong an hien trong may.
Co mot dieu kha thu vi la dinh do hai top tho lam theo mot mo tip da dinh san, nhieu mang cham tro tuy cung mot de tai, nhung than thai, cach the hien lai hoan toan khac nhau. Nhung tat ca deu toat len tinh nhan van sau sac, the hien truyen thong cua mot dan toc, do la: Thanh cao, tinh khiet, thuy chung, thuan hau, kien cuong va tam hon huong thien, huong thuong, hieu my, lac quan, co mot cuoc song thanh binh.
Rong do tho Dien Chau dieu khac.
Rong do tho Yen Thanh dieu khac.
Trai qua bao bien co thang tram lich su, du cho chien tranh giac da, du cho co che doi thay va su khac nghiet cua thien nhien, nhung dinh van giu duoc ve dep nguyen so gan lien voi nhung chung tich lich su cua dat va nguoi Quy Lang.
Trong nhung nam 1930-1931 dinh Sung la dia diem hoi hop bi mat cua chi bo Quy Lang - mot trong nhung chi bo dau tien o huyen Yen Thanh. Trong khoang thoi gian 1932-1933, thuc dan Phap da lay dinh Sung lam noi dong don bang ta. Tai day, bon chung da giam cam, bat bo tra tan tren 100 can bo dang vien.
Ngay 12/8/1945, tai ngoi dinh co quan chung nhan dan Quy Lang da tap trung to chuc cuop chinh quyen tu tay phong kien, dong thoi cung la noi to chuc cac cuoc van dong lon nhu: Tuan le vang, tuan le vu khi, cong phieu khang chien, cong phieu Quoc Gia, la truong hoc, noi chua thoc cho cuoc khang chien chong Phap. Trong khang chien chong My co thoi gian dai, dinh la noi dong xuong det cua Quan khu 4. Ngay nay, dinh la trung tam dien ra nhieu hoat dong mang dam ban sac van hoa dia phuong nhu: te than, ruoc kieu, hat a dao, ca tru, hat cheo, vat cu lo, la noi to chuc hoi hop cua cua cac to chuc doan the...
Cac hoat dong van hoa van nghe dien ra tai Dinh Sung.
Cac cu cao nien trong lang chi ro tren bia da ghi ro lich su Dinh Sung.
Nam 2004, Dinh Sung duoc cong nhan di tich van hoa lich su cap Quoc gia. Nam 2010 duoc su ho tro cua Nha nuoc, chinh quyen dia phuong da dau tu trung tu nang cap mot so hang muc, nham gin giu nhung tu lieu quy, giup cho cac nha khoa hoc tim hieu, nghien cuu ve nghe thuat kien truc cua di san van hoa co va cung la noi giao duc truyen thong cho cac the he mai sau.
Tro ve voi ngoi dinh co dung truoc con song que tu lam dep cho minh, cung voi lang que nay hien ve bao lang que khac cua dat Viet than thuong, nep minh sau luy tre xanh la xom thon tru phu, thap thoang co mai dinh co kinh reu phong, day khong nhung la noi luu giu gia tri lich su van hoa - nghe thuat ma con la ngoi nha chung cua dan lang, noi neo giu tinh cam cua nhung nguoi di xa, la su gan ket trach nhiem voi nhung nguoi o lai bam tru xay dung que huong, de cho mach nguon van hoa dan toc chay den mai sau.
Hay chia se hinh anh du lich cua ban tai dia chi [email protected] de Ban bien tap KinhNghiemDuLich.org dang tai len Cong thong tin So tay du lich va kham pha cho dong dao ban doc duoc tham khao va chia se nhung cam xuc cua chinh minh.
Đình Sừng - Một di sản kiến trúc văn hóa độc đáo
By Kinh Nghiệm Du Lịch
Nằm ở phía Bắc huyện Yên Thành (Nghệ An) thuộc xã Lăng Thành, có một ngôi đình cổ đã được nhiều người gần xa biết đến. Đình có tên gọi là Đình Sừng.