Nằm giữa thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp), Kiến An Cung được những người Phước Kiến xây dựng từ hàng trăm năm nay. Những dòng người Phước Kiến (Trung Hoa) sang định cư tại đây, phần lớn là di thần nhà Minh bỏ xứ tha hương từ thế kỷ XVIII do không thần phục triều Mãn Thanh.

Kiến An Cung ở Sa Đéc, dân địa phương thường gọi là chùa Ông Quách.
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Phước Kiến là một trong ba cộng đồng gồm Kinh, Hoa và Khmer sống chan hòa bao đời nay; nhưng họ luôn giữ được bản sắc văn hóa, tâm linh suốt nhiều thế hệ sinh sôi, trưởng thành trên đất khách. Kiến An Cung là một minh chứng về năm hóa tâm linh của họ.
Kiến An Cung là tên chữ, tên dân gian thường gọi là chùa Ông Quách. Theo tư liệu, Kiến An Cung do một người Hoa có tên Huỳnh Thuận vận động bà con người Phước Kiến ở Sa Đéc đóng góp tiền bạc xây dựng, từ năm 1924 đến năm 1927 thì hoàn thành. Việc xây công trình này nhằm hai mục đích. Thứ nhất là đáp ứng và duy trì tín ngưỡng truyền thống của dân tộc họ; thứ hai là họ có một nơi để hội họp, bàn bạc, liên kết, hỗ trợ nhau trong cuộc sống nơi đất mới Sa Đéc.

Mặt trước Kiến An Cung.
Không giống như người Tiều (Triều Châu) thờ Ông Bổn (Bổn Đầu Công Trịnh Hòa, một viên quan nhỏ đời Minh, thế kỷ 15, có công tổ chức đưa người Trung Hoa vượt biển di dân) hay người Quảng Đông thờ Quan Đế Thánh Quân (Quan Công); Kiến An Cung của người Phước Kiến thờ Ông Quách và nhiều vị thần khác. Ông Quách là cách gọi gần gũi ngài Quách Thành Vương Công, tức là thần Bảo An Quản Trạch Tôn Vương thời Ngũ Đại hậu Tấn bên Trung Hoa. Ông Quách người gốc huyện An Khê, tỉnh Phước Kiến, là một người có ý chí nghị lực, chăm sóc mẹ già một cách hiếu đễ, luôn giúp đỡ người ngay, có nhiều công lao trong việc nước nên được vua Trung Hoa thời đó phong Ứng Linh Uy Hầu, rồi Quản Trạch Tôn Vương.
Kiến An Cung - cũng như nhiều ngôi đền khác của người Hoa tại Việt Nam thường được gọi là chùa Tàu - là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có giá trị lịch sử. Nét văn hóa đậm chất Trung Hoa, chất Á Đông được thể hiện hầu như toàn thể công trình. Kiến An Cung quay mặt ra rạch Cái Sơn, xây dựng theo hình chữ “Công”, uy nghi, bề thế với 3 gian. Toàn bộ công trình không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng. Mái lợp ngói dợn sóng rồng, làm nền cho những ngọn sóng vút lên cao, tạo thành mái ngói theo chữ “ngũ hành”. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ đặt tượng các vị tiên, phật, thánh thần. Mái chùa được lợp 3 tầng, bên trên là ngói âm dương, đầu mái là ngói lưu ly hình ống: giữa là gạch, dưới cùng là ngói. Như các ngôi chùa Tàu khác ở Việt Nam, trên giữa nóc mái Kiến An Cung có tượng lưỡng long tranh châu.

Kỳ lân bằng đá xanh. Ảnh: Cúc Tần
Trước cửa chính Kiến An Cung có tượng đá xanh hai con kỳ lân to lớn, điêu khắc mỹ thuật. Cũng như các ngôi chùa Tàu khác, hai bên tường cửa cái Kiến An Cung cũng có vẽ hình hai ông Thiện, ông Ác trấn giữ. Ngay cửa cái còn có các bức tranh vẽ theo lối thủy mặc, với những bông hoa uyển chuyển, mềm mại, lại có cảnh sinh hoạt của vua chúa cùng các quan viên Trung Hoa xưa.
Ta còn có dịp thưởng ngoạn những nét vẽ tài hoa của những “họa sĩ chân đất” năm xưa qua những bức họa trên hai bên vách tường bên ngoài chánh điện. Đó là những hình vẽ kể lại các truyện tích Tàu trích từ các truyện Phong Thần, Tây Du Ký, Tam Quốc... Các bức tranh nầy còn nhằm giáo dục con người về lánh dữ làm lành... Bên trên những bức tranh tường, theo đường gờ gắn kiếng, trang trí cây cối, chim, thú cùng tượng người ghép bằng sành tạo thành những bức tranh nằm sinh động.
Bước qua ngạch cửa bằng đá xanh, bên trong chánh điện là thiên tỉnh (giếng trời). Đây là nơi lấy ánh sáng và thông gió giúp chùa lúc nào cũng sáng sủa và thoáng mát. Đặc biệt cái hay của thiên tỉnh là giúp chùa giải bớt khói nhang mù mịt một cách nhanh chóng trong những ngày lễ lớn, khách thập phương viếng chùa đông.

Một khoảng không gian lộ thiên ngay sau chánh điện (thiên tỉnh)
giúp cho khói nhang thoát ra ngoài và có ánh sáng vào bên trong chùa.
Hai bên phải và trái thiên tỉnh là 12 chiếc cột tròn lớn chống đỡ mái chùa. Chiếc cột nào cũng được chạm trổ tinh xảo, mặt trước ốp liễn đối Hán ngữ. Cùng với cột là những hoành phi, võng lọng chạm khắc mỹ thuật. Chùa càng thêm vẻ uy nghiêm hơn với bộ binh khí cổ, nhất là gian giữa thờ Quản Trạch Tôn Vương lúc nào khói hương cũng nghi ngút. Gian hai bên, một gian thờ Thanh Thủy đại sư, một gian thờ Bảo Sanh đại đế. Dù không thờ Quan Thánh đế quân là chính, nhưng Kiến An Cung cũng dành một gian thờ kính vị thần biểu tượng của danh dự, sự dũng cảm, lòng công minh, chính trực, chung thủy...
Đến Kiến An Cung, du khách có dịp trầm trồ, thán phục những tuyệt tác điêu khắc gỗ. Đó là những bao lam trải dài bên dưới trần chùa, nối liền các cây cột. Tất cả đều do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian Trung Hoa sang thực hiện. Họ cũng dùng vật liệu quan trọng như đá xanh làm ngạch cửa, lư hương... từ cố quốc đưa sang. Thật kỳ công và tốn kém!
Ngoài văn hóa vật thể, Kiến An Cung còn có văn hóa phi vật thể. Hằng năm, chùa thực hiện hai kỳ cúng tế quan trọng. Ngày 22 tháng 2 (âm lịch) là ngày vía sinh nhật của Quảng Trạch Tôn Vương. Ngày 22 tháng 8 (âm lịch) là ngày vía Quảng Trạch Tôn Vương thành đạo. Trong hai ngày lễ vía nầy, Kiến An Cung thu hút rất nhiều khách khắp nơi đến chiêm bái. Tất cả tạo thành một không khí lễ hội tưng bừng nhưng không kém phần tôn nghiêm.
Kien An Cung o Sa Dec
Nam giua thi xa Sa Dec (Dong Thap), Kien An Cung duoc nhung nguoi Phuoc Kien xay dung tu hang tram nam nay. Nhung dong nguoi Phuoc Kien (Trung Hoa) sang dinh cu tai day, phan lon la di than nha Minh bo xu tha huong tu the ky XVIII do khong than phuc trieu Man Thanh.

Kien An Cung o Sa Dec, dan dia phuong thuong goi la chua Ong Quach.
O vung dong bang song Cuu Long, nguoi Phuoc Kien la mot trong ba cong dong gom Kinh, Hoa va Khmer song chan hoa bao doi nay; nhung ho luon giu duoc ban sac van hoa, tam linh suot nhieu the he sinh soi, truong thanh tren dat khach. Kien An Cung la mot minh chung ve nam hoa tam linh cua ho.
Kien An Cung la ten chu, ten dan gian thuong goi la chua Ong Quach. Theo tu lieu, Kien An Cung do mot nguoi Hoa co ten Huynh Thuan van dong ba con nguoi Phuoc Kien o Sa Dec dong gop tien bac xay dung, tu nam 1924 den nam 1927 thi hoan thanh. Viec xay cong trinh nay nham hai muc dich. Thu nhat la dap ung va duy tri tin nguong truyen thong cua dan toc ho; thu hai la ho co mot noi de hoi hop, ban bac, lien ket, ho tro nhau trong cuoc song noi dat moi Sa Dec.

Mat truoc Kien An Cung.
Khong giong nhu nguoi Tieu (Trieu Chau) tho Ong Bon (Bon Dau Cong Trinh Hoa, mot vien quan nho doi Minh, the ky 15, co cong to chuc dua nguoi Trung Hoa vuot bien di dan) hay nguoi Quang Dong tho Quan De Thanh Quan (Quan Cong); Kien An Cung cua nguoi Phuoc Kien tho Ong Quach va nhieu vi than khac. Ong Quach la cach goi gan gui ngai Quach Thanh Vuong Cong, tuc la than Bao An Quan Trach Ton Vuong thoi Ngu Dai hau Tan ben Trung Hoa. Ong Quach nguoi goc huyen An Khe, tinh Phuoc Kien, la mot nguoi co y chi nghi luc, cham soc me gia mot cach hieu de, luon giup do nguoi ngay, co nhieu cong lao trong viec nuoc nen duoc vua Trung Hoa thoi do phong Ung Linh Uy Hau, roi Quan Trach Ton Vuong.
Kien An Cung - cung nhu nhieu ngoi den khac cua nguoi Hoa tai Viet Nam thuong duoc goi la chua Tau - la mot thiet che van hoa, tin nguong co gia tri lich su. Net van hoa dam chat Trung Hoa, chat A Dong duoc the hien hau nhu toan the cong trinh. Kien An Cung quay mat ra rach Cai Son, xay dung theo hinh chu “Cong”, uy nghi, be the voi 3 gian. Toan bo cong trinh khong co keo, chi co don tay rap mong. Mai lop ngoi don song rong, lam nen cho nhung ngon song vut len cao, tao thanh mai ngoi theo chu “ngu hanh”. Sau dau ngon song la sau cung dien thu nho dat tuong cac vi tien, phat, thanh than. Mai chua duoc lop 3 tang, ben tren la ngoi am duong, dau mai la ngoi luu ly hinh ong: giua la gach, duoi cung la ngoi. Nhu cac ngoi chua Tau khac o Viet Nam, tren giua noc mai Kien An Cung co tuong luong long tranh chau.

Ky lan bang da xanh. Anh: Cuc Tan
Truoc cua chinh Kien An Cung co tuong da xanh hai con ky lan to lon, dieu khac my thuat. Cung nhu cac ngoi chua Tau khac, hai ben tuong cua cai Kien An Cung cung co ve hinh hai ong Thien, ong Ac tran giu. Ngay cua cai con co cac buc tranh ve theo loi thuy mac, voi nhung bong hoa uyen chuyen, mem mai, lai co canh sinh hoat cua vua chua cung cac quan vien Trung Hoa xua.
Ta con co dip thuong ngoan nhung net ve tai hoa cua nhung “hoa si chan dat” nam xua qua nhung buc hoa tren hai ben vach tuong ben ngoai chanh dien. Do la nhung hinh ve ke lai cac truyen tich Tau trich tu cac truyen Phong Than, Tay Du Ky, Tam Quoc... Cac buc tranh nay con nham giao duc con nguoi ve lanh du lam lanh... Ben tren nhung buc tranh tuong, theo duong go gan kieng, trang tri cay coi, chim, thu cung tuong nguoi ghep bang sanh tao thanh nhung buc tranh nam sinh dong.
Buoc qua ngach cua bang da xanh, ben trong chanh dien la thien tinh (gieng troi). Day la noi lay anh sang va thong gio giup chua luc nao cung sang sua va thoang mat. Dac biet cai hay cua thien tinh la giup chua giai bot khoi nhang mu mit mot cach nhanh chong trong nhung ngay le lon, khach thap phuong vieng chua dong.

Mot khoang khong gian lo thien ngay sau chanh dien (thien tinh)
giup cho khoi nhang thoat ra ngoai va co anh sang vao ben trong chua.
Hai ben phai va trai thien tinh la 12 chiec cot tron lon chong do mai chua. Chiec cot nao cung duoc cham tro tinh xao, mat truoc op lien doi Han ngu. Cung voi cot la nhung hoanh phi, vong long cham khac my thuat. Chua cang them ve uy nghiem hon voi bo binh khi co, nhat la gian giua tho Quan Trach Ton Vuong luc nao khoi huong cung nghi ngut. Gian hai ben, mot gian tho Thanh Thuy dai su, mot gian tho Bao Sanh dai de. Du khong tho Quan Thanh de quan la chinh, nhung Kien An Cung cung danh mot gian tho kinh vi than bieu tuong cua danh du, su dung cam, long cong minh, chinh truc, chung thuy...
Den Kien An Cung, du khach co dip tram tro, than phuc nhung tuyet tac dieu khac go. Do la nhung bao lam trai dai ben duoi tran chua, noi lien cac cay cot. Tat ca deu do ban tay tai hoa cua cac nghe nhan dan gian Trung Hoa sang thuc hien. Ho cung dung vat lieu quan trong nhu da xanh lam ngach cua, lu huong... tu co quoc dua sang. That ky cong va ton kem!
Ngoai van hoa vat the, Kien An Cung con co van hoa phi vat the. Hang nam, chua thuc hien hai ky cung te quan trong. Ngay 22 thang 2 (am lich) la ngay via sinh nhat cua Quang Trach Ton Vuong. Ngay 22 thang 8 (am lich) la ngay via Quang Trach Ton Vuong thanh dao. Trong hai ngay le via nay, Kien An Cung thu hut rat nhieu khach khap noi den chiem bai. Tat ca tao thanh mot khong khi le hoi tung bung nhung khong kem phan ton nghiem.
Kiến An Cung ở Sa Đéc
By Kinh Nghiệm Du Lịch
Nằm giữa thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp), Kiến An Cung được những người Phước Kiến xây dựng từ hàng trăm năm nay. Những dòng người Phước Kiến (Trung Hoa) sang định cư tại đây, phần lớn là di thần nhà Minh bỏ xứ tha hương từ thế kỷ XVIII do không thần phục triều Mãn Thanh.