Đối với cộng đồng người Khmer, do nhu cầu tôn giáo là chỗ dựa tinh thần nên hầu hết ở các địa phương có người Khmer sinh sống thì ngôi chùa là nơi lưu giữ, trưng bày các tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật của các nghệ nhân dân gian Khmer.
Chùa Pitu Khôsắ Răngsây, nhìn từ hồ Xáng Thổi vào đêm thứ Bảy hàng tuần.
Chùa còn là bộ mặt, là niềm tự hào về những tinh túy trong đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng đó, là một thiết chế xã hội không thể thiếu của người Khmer cho dù cư dân ở đó nhiều hay ít. Chính vì yếu tố đó mà chùa Khmer luôn được xây dựng trong môt không gian đẹp, được trang trí tươi sáng, rực rỡ với nhiều màu sắc và bao hàm các yếu tố mỹ thuật tinh xảo.
>>> Xem thêm bài viết : Chùa Munir Ansay ở Cần Thơ
Chùa Pitu Khôsắ Răngsây - còn gọi là chùa Viễn Quang - toạ lạc tại số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, là một kiến trúc tín ngưỡng độc đáo, một trong những điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá Khmer Nam bộ.
Lối vào chùa qua con hẻm từ đường Lý Tự Trọng, gần công viên Lưu Hữu Phước.
Chùa Pitu Khôsắ Răngsây còn được gọi là “Chùa Sau” vì trên đại lộ Hoà Bình (cách đó chừng 500 mét) còn có chùa Muni Răngsây được gọi là “Chùa Trước”, do vị trí Muni Răngsây (Munir Ansay) quay mặt ra, nằm sát con phố lớn nhất trung tâm thành phố Cần Thơ.
Chùa Pitu Khôsắ Răngsây được xây dựng năm 1948 (Mậu Tý - Phật lịch 2491) từ nhu cầu tu học của các phật tử người Khmer Nam bộ do thượng tọa Sơn Tây đứng ra xây dựng với cơ sở ban đầu từ vật liệu thô sơ bằng cây lá trên diện tích chừng 500 mét vuông, do bà con Phật tử quanh vùng cúng dường. Thượng tọa Sơn Tây cũng là vị trụ trì chùa đầu tiên, viên tịch năm 1960.
Sau hơn nửa thế kỷ, chùa Pitu Khôsắ Răngsây trải qua nhiều đợt tôn tạo và trùng tu. Năm 2008, chùa được đại trùng tu và đã hoàn thành sau 4 năm thi công, khánh thành vào hạ tuần tháng Tư năm 2012 với tổng chi phí 12 tỉ đồng. Hiện nay, chùa Pitu Khôsắ Răngsây được đánh giá là một trong những ngôi chùa hoành tráng và đẹp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, quanh năm tiếp đón khách du lịch hành hương khắp nơi và đông đảo bà con người Khmer miền Tây Nam bộ chiêm bái.
Kiến trúc độc đáo
Mặt trước chính điện.
Cũng như các ngôi chùa Khmer Nam bộ khác, chùa Pitu Khôsắ Răngsây bao gồm nhiều bộ phận kiến trúc như chính điện, sa la, nhà tăng... Bước từ ngoài vào, cổng chùa Pitu Khôsắ Răngsây được xây dựng tỉ mỉ với những tháp trên nóc cổng khắc các biểu tượng, phù điêu tượng Phật; những hàng hiên cột chạm khắc cầu kỳ. Bên trong chùa là các biểu tượng rắn, rồng (rồng Khmer) được đắp nổi trên mái chùa, trên các thành bậc lên xuống; các tượng người chim (Garuda), tượng tiên nữ (Kayno) được gắn như những con sơn đỡ mái chùa.
Chính điện chùa Pitu Khôsắ Răngsây quay về hướng đông. Mái của chính điện được thiết kế gồm 3 cấp, mỗi cấp chia thành 3 nếp hình thành hệ thống cấu trúc mái. Những cấp mái với những đường cong góc mái, những hình tượng chạm khắc trên hai đầu hồi, trên tháp nóc… Tất cả được thực hiện công phu, tinh xảo, kết hợp với những màu nguyên gốc và những pha chế chuẩn mực để thể hiện bút pháp tài hoa và trình độ thẩm mỹ cao của người Khmer Nam bộ.
Hầu hết chùa Khmer theo hệ phái tiểu thừa, nên chính điện thờ phụng đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên tòa sen chia thành nhiều cấp, trang trí rất tỉ mỉ đặt ở chính giữa nhà và gian chính điện luôn nằm ở chính giữa khuôn viên chùa, trên nền cao khoảng một mét. Tòa chính điện chùa Pitu Khôsa Răngsây gồm ba tầng và tầng tháp được xem như tầng thứ tư, được xây dựng bằng bê tông cốt thép tường gạch, chót tháp đổ bê tông mái lợp ngói. Bốn phía tòa chính điện được trang trí bằng những hoa văn tinh xảo.
Trước khi lên cầu thang vào chính điện tầng một chúng tôi nhìn thấy hai tượng chằn với khuôn mặt dữ tợn; đây là hình tượng luôn có ở tất cả các chùa Khmer dùng. Chằn được coi là tượng trưng cho tà ma phá hoại Phật pháp. Chằn được thể hiện dưới dạng một người to lớn, khoẻ mạnh, vẻ mặt dữ tợn, mình mặc giáp trụ, tay cầm chày vồ đứng gác ở cổng chùa. Trước tượng chằn phía bên trái là cây bồ đề với tượng Phật Thích Ca tọa thiền gốc cây. Hai bên lan can dẫn lên chính điện là hai tượng rắn rồng to lớn là tay dẫn lên chính điện.
Tầng hai chánh điện chùa Pitu Khôsắ Răngsây
Tầng một chính điện là một không gian thoáng rộng, tô vẽ hoa văn khắp gian. Chính giữa là tượng Phật Thích Ca bằng đồng sáng loáng, cao khoảng hai mét được thỉnh từ Thái Lan. Ngoài ra còn nhiều tượng Phật đứng và ngồi khác được xếp đặt thứ tự. Bên hông gian chính có đường lên điện tầng hai.
Tầng hai cũng là gian thờ Phật với diện tích tương đương tầng một. Chung quanh vách hai bên là hình vẽ tô màu thật đẹp về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chính giữa trên cao đặt tượng Phật Thích Ca ngồi, được thếp vàng. Bên dưới là các tượng Phật Thích Ca đứng, ngồi bằng đá quý, bằng đồng… Ngoài ra còn có hai tượng Phật bằng đá được thỉnh về từ Myamar. Các cột trụ trong chánh điện tầng một và tầng hai, phần chân và phần đầu đỡ sàn đều đắp hoa văn Phanhi lửa.
Chúng tôi tiếp tục men theo bên hông để lên tầng ba. Diện tích tầng ba cũng bằng tầng hai và tầng một nhưng trang trí với nhiều sắc trắng hơn. Vách tường được đắp nổi phù điêu nữ thần Têpanon - Phanhites cộng với Phanhi Phlong. Các cột trụ tầng ba đắp nổi hoa văn Angkor toàn thân. Ngoài ra còn được trang trí bằng mười sáu bức tranh minh họa, thuật chuyện cuộc đời của đức Thích Ca từ đản sanh đến Phật nhập niết bàn. Vách ngoài tầng ba đắp hoa văn đặc thù của văn hóa Khmer Angkor hòa hợp với Khmer Nam bộ. Giữa chính điện tầng ba có thêm các tượng nằm là tượng Phật nhập niết bàn. Có hai tượng Phật ngồi xếp bằng hai bên bằng đá được thỉnh về từ Campuchia.
Cả ba tầng của chùa có mười hai cửa sổ bằng gỗ được khắc chạm tỉ mỉ là mười hai bức phù điêu thể hiện nội dung các truyền thuyết dân gian.
Đặc biệt nhất là tầng tháp. Chúng tôi được sư trụ trì cho biết, ít có chùa nào có bốn tầng và ít có chùa nào lại sử dụng tầng tháp. Nếu xin phép, chùa sẽ mở cửa tầng tháp để du khách có thể tham quan. Có một lối đi bên hông phía bên ngoài của tầng ba để leo lên tầng tháp. Tầng tháp gắn với mái chùa được trang trí mái cong vút là phần cao nhất của chùa.
Chót tháp đổ bê tông mái lợp ngói. Kiến trúc hoa văn trang trí rồng Ăngkor cách điệu uốn lượn ở các bao lam mặt trước chánh điện, đầu rồng Ăngkor, tiên nữ Keynor - chim thần Krud, phù điêu thần chằn Hanuman, nữ thần Teppanom. Mái cong và tầng tháp cao nhất do nghệ nhân đắp tượng ở Sóc Trăng, Bạc Liêu thực hiện. Đi chung quanh bốn mặt của tầng tháp với lối đi rộng khoảng một mét, du khách sẽ tha hồ ngắm cảnh toàn thành phố Cần Thơ.
Tầng tháp gắn với mái chùa được trang trí mái cong vút là phần cao nhất của chùa.
Tầng thứ tư của chùa là tầng tháp cao nhất còn là nơi lưu trữ Tam Tạng kinh bằng tiếng Ba Li và kinh bằng tiếng Việt được xếp trang trọng ở hai đầu phòng kinh. Chính giữa gian là thờ xá lợi Phật. Phải nói là tầng thứ tư là nơi trang trí tuy với không gian nhỏ nhưng thật sáng và đẹp mắt làm ánh lên nét trang nghiêm. Rất nhiều du khách quốc tế đã đến đây và được tham quan tầng đặc biệt này.
Chùa còn là nơi lưu giữ văn hoá Khmer như đàn ngũ âm, các điệu múa Chja Dăm, múa dân gian Campuchia… và được trình diễn thông qua những ngày lễ quan trọng như tết Oóc Ôm Bóc, lễ Choi Chơ Năm Thơ Mây, lễ Dolta, lê Dâng Y, lễ Cúng Trăng…
Nhiều sinh viên, học sinh nghèo người Khmer từ các tỉnh lân cận đến học tập tại Cần Thơ được vào chùa ở trọ và ăn cơm miễn phí, được học thêm tiếng Khmer; vừa làm công quả cho chùa, vừa học kinh Phật. Ngoài ra chùa còn dành thêm một số phòng trọ khang trang, sạch sẽ, tươm tất cho các sư Khmer ở nơi khác có việc đến Cần Thơ có nơi ăn, nghỉ yên tịnh.
Khi đi từ dưới tầng trệt lên các tầng trên, tôi cũng nhìn thấy có nhiều tượng chằn, tượng thần, tượng Phật, phù điêu … nhưng điều gây ấn tượng đặc biệt nhất là tượng một gương mặt chằn ăn một vòng tròn. Hỏi ra mới biết đó là tượng Reahu (hoặc Rìa-Hu hay còn gọi là Rahu). Tượng Rìa-hu - nhân vật đặc biệt được đắp nổi chỉ có phần đầu mà không có thân - đặt trên lầu sala phía bên phải của chùa khi bước lên chính điện, là một câu chuyện dài giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực của người Khmer Nam bộ.
Trong những hình tượng được đắp nổi hay trang trí thờ phụng trong chùa thì “Rìa-hu” và “Chằn” là những biểu tượng của cái ác. Rìa-hu được đắp nổi hay vẽ thể hiện gương mặt một quái vật hung dữ với đôi mắt trợn trừng, với vành miệng rộng đang nhe hai hàm răng nhọn lởm chởm nuốt vòng tròn tượng trưng cho mặt trăng hay mặt trời. Ở nhiều chùa Khmer Nam bộ, Rìa-hu được trang trí ở nhiều nơi, trên cổng vào chùa, trên vòm mặt tiền ngôi chính điện, trên vòm cửa ra vào và thậm chí ở ngay cả bệ tượng Phật.
Truyền thuyết về sự tích Rìa-hu
Một vị sư kể lại cho chúng tôi nghe rằng: Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình nọ có ba anh em trai. Ngày nào cũng vậy ba anh em cũng dành phần cơm để dâng cơm cho các nhà sư đi khất thực. Một hôm, người em út được hai anh giao cho nấu cơm. Rủi thay hôm đó củi bị mưa ướt nên nhúm mãi mà lửa không cháy được nên khi đoàn các sư khất thực đi ngang qua nhà mà cơm vẫn chưa chín.
Không có cơm để dâng cho các sư, hai người anh giận và quát mắng, lấy vá xúc cơm đánh vào đầu người em út. Người em út bị các anh đánh, tủi thân, tức mình bỏ ra bờ con sông lớn sau nhà ngồi khóc. Nhìn con nước sông đang chảy xiết, người em út nguyện kiếp sau được hóa thành người có sức mạnh như dòng nước chảy xiết để không ai bắt nạt được mình.
Hai người anh tìm kiếm đứa em, nghe lời than vãn và lời nguyện đó mà lo lắng và từ đó họ cũng nguyện kiếp sau sẽ trở thành người có sức mạnh hơn dòng nước để em mình không làm hại được mình. Cả ba anh em đều toại nguyện. Người anh cả được hóa kiếp thành Pờ-rặc A-tít, tức là mặt trời, người anh thứ hóa kiếp thành Pờ-rặc Chanh tức là mặt trăng, và người em út hóa kiếp thành Rìa-hu, một người to lớn, mặt mũi xấu xí, có sức mạnh không ai có thể cản lại nổi.
Từ mối thâm thù xưa cũ với hai anh từ kiếp trước, Rìa-hu thường chặn bắt mặt trời và mặt trăng nuốt vào bụng để trả thù. Do đó hình tượng Rìa-hu thường được đắp nổi hay vẽ cảnh đang nuốt vòng tròn thể hiện mặt trời hay mặt trăng. Lúc nuốt mặt trời hay mặt trăng đó, đã làm cho trời đất bị tối đi. Vị thần Pờ-rặc In, người cai quản vũ trụ, thấy vậy bèn dạy cho Pờ-rặc A-tít và Pờ-rặc Chanh hai bài thần chú gọi là Sô bờ-rích là kinh Mặt Trời và Chanh bờ-rích là kinh Mặt Trăng để khi lâm nạn Pờ-rặc A-tít và Pờ-rặc Chanh đọc để buộc Rìa-hu phải nhả mình ra. Từ đó , Rìa-hu chỉ nuốt mặt trời và mặt trăng được một lát, thì bị hiệu ứng của bài kinh phải nhả mặt trời hay mặt trăng ra. Trời đất lại trở nên sáng sủa lại sau nhật thực hay nguyệt thực. Những lúc này người Khmer Nam bộ thường đánh trống khua mõ,… gây tiếng động để Rìa-hu nhả mặt trời hay mặt trăng ra.
Phù điêu thần Rìa-hu.
Thêm một chuyện kể khác về Rìa-hu: Ỷ mình to lớn, có sức mạnh vô địch nên Rìa-hu rất kiêu ngạo, quyết tâm tìm người tỷ thí. Nghe nói Đức Phật là người mạnh nhất thế gian, Rìa-hu tìm đến đòi thách đấu. Đức Phật biết Rìa-hu sắp đến nên dùng thần thông biến ngôi điện của mình nhỏ lại để tạo lòng kiêu ngạo, tự đắc của Rìa-hu. Khi Rìa-hu bay đến nơi, thấy ngôi chánh điện nhỏ xíu, chỉ bằng nắm tay của mình, thì tự đắc cho là mình có thể bóp nát ngôi chánh điện ấy một cách dễ dàng.
Nhưng khi Rìa-hu bước vào ngôi điện nhỏ bé đó thì bước qua dễ dàng không bị vướng gì cả. Bên trong ngôi điện rộng thênh thang còn đức Phật thì to lớn như quả núi, mình đắp y vàng. Sau khi định thần, Rìa-hu hỏi đức Phật: Trong vũ trụ, có phải ông là người to lớn nhất không? Đức Phật bảo, trong vũ trụ không ai lớn hơn ngài Đại Phạn Thiên - tiếng Khmer là MahaPờrum. Rìa-hu nài nỉ đức Phật đưa mình lên thượng giới gặp Đại Phạn Thiên. Nhìn thấy MahaPờrum hết sức to lớn, Rìa-hu sợ hãi, luôn miệng van xin tha lỗi và hổ thẹn xin Đức Phật cho về. Đức Phật căn dặn trên đường về không được uống nước trường sinh ở hồ thiêng A-Nô-Ti.
Nhưng đường thì xa mà người thì khát nên Rìa-hu quên lời căn dặn của Phật nên đã xuống hồ uống nước. Thần giữ hồ Kom-phôn-lác tức giận kẻ đánh cắp nước trường sinh nên thổi luồng gió thiêng Căm-ma-viết là luồng gió nghiệp báo cắt đứt Rìa-hu làm đôi ngang ngực. Rìa-hu hoảng sợ bỏ nửa phần còn lại dưới hồ, mang nửa phần trên còn sống được là nhờ nước trường sinh, bay vút đi. Bay đến đâu tạo mưa to, giông bão đến đó. Vì vậy mà người Khmer có tập tục là hễ có gió to thì đánh trống, gõ thùng… thậm chí, cầm dao hô lớn "tránh đi, tránh đi" tạo tiếng vang lớn để xua đuổi Rìa-hu đi nơi khác, tránh làm thiệt hại nhà cửa ruộng vườn của họ.
Du khách đến viếng chùa có thể đi bộ từ đường Lý Tự Trọng (đoạn cuối công viên Lưu Hữu Phước) vào hẻm đi thẳng chừng 300 mét là đến. Do chùa nằm trong hẻm nên nếu đến chùa bằng cách này, hình ảnh ngôi chùa được hiện rõ và làm cho tầm nhìn được đẹp hơn. Vào tối thứ Bảy hằng tuần lúc 19 giờ, chùa được thắp sáng bằng nhiều đèn phối màu rất đẹp, nếu ngắm nhìn từ hồ Xáng Thổi cách chùa 100 mét, hình ảnh ngôi chùa sáng lung linh trên mặt hồ, trông rất đẹp.
Chua Pitu Khosa Rangsay
Doi voi cong dong nguoi Khmer, do nhu cau ton giao la cho dua tinh than nen hau het o cac dia phuong co nguoi Khmer sinh song thi ngoi chua la noi luu giu, trung bay cac tac pham dieu khac, my thuat cua cac nghe nhan dan gian Khmer.
Chua Pitu Khosa Rangsay, nhin tu ho Xang Thoi vao dem thu Bay hang tuan.
Chua con la bo mat, la niem tu hao ve nhung tinh tuy trong doi song van hoa - xa hoi cua cong dong do, la mot thiet che xa hoi khong the thieu cua nguoi Khmer cho du cu dan o do nhieu hay it. Chinh vi yeu to do ma chua Khmer luon duoc xay dung trong mot khong gian dep, duoc trang tri tuoi sang, ruc ro voi nhieu mau sac va bao ham cac yeu to my thuat tinh xao.
>>> Xem them bai viet : Chua Munir Ansay o Can Tho
Chua Pitu Khosa Rangsay - con goi la chua Vien Quang - toa lac tai so 27/18 duong Mac Dinh Chi, phuong An Cu, quan Ninh Kieu, thanh pho Can Tho, la mot kien truc tin nguong doc dao, mot trong nhung diem du lich hap dan ve van hoa Khmer Nam bo.
Loi vao chua qua con hem tu duong Ly Tu Trong, gan cong vien Luu Huu Phuoc.
Chua Pitu Khosa Rangsay con duoc goi la “Chua Sau” vi tren dai lo Hoa Binh (cach do chung 500 met) con co chua Muni Rangsay duoc goi la “Chua Truoc”, do vi tri Muni Rangsay (Munir Ansay) quay mat ra, nam sat con pho lon nhat trung tam thanh pho Can Tho.
Chua Pitu Khosa Rangsay duoc xay dung nam 1948 (Mau Ty - Phat lich 2491) tu nhu cau tu hoc cua cac phat tu nguoi Khmer Nam bo do thuong toa Son Tay dung ra xay dung voi co so ban dau tu vat lieu tho so bang cay la tren dien tich chung 500 met vuong, do ba con Phat tu quanh vung cung duong. Thuong toa Son Tay cung la vi tru tri chua dau tien, vien tich nam 1960.
Sau hon nua the ky, chua Pitu Khosa Rangsay trai qua nhieu dot ton tao va trung tu. Nam 2008, chua duoc dai trung tu va da hoan thanh sau 4 nam thi cong, khanh thanh vao ha tuan thang Tu nam 2012 voi tong chi phi 12 ti dong. Hien nay, chua Pitu Khosa Rangsay duoc danh gia la mot trong nhung ngoi chua hoanh trang va dep nhat vung dong bang song Cuu Long, quanh nam tiep don khach du lich hanh huong khap noi va dong dao ba con nguoi Khmer mien Tay Nam bo chiem bai.
Kien truc doc dao
Mat truoc chinh dien.
Cung nhu cac ngoi chua Khmer Nam bo khac, chua Pitu Khosa Rangsay bao gom nhieu bo phan kien truc nhu chinh dien, sa la, nha tang... Buoc tu ngoai vao, cong chua Pitu Khosa Rangsay duoc xay dung ti mi voi nhung thap tren noc cong khac cac bieu tuong, phu dieu tuong Phat; nhung hang hien cot cham khac cau ky. Ben trong chua la cac bieu tuong ran, rong (rong Khmer) duoc dap noi tren mai chua, tren cac thanh bac len xuong; cac tuong nguoi chim (Garuda), tuong tien nu (Kayno) duoc gan nhu nhung con son do mai chua.
Chinh dien chua Pitu Khosa Rangsay quay ve huong dong. Mai cua chinh dien duoc thiet ke gom 3 cap, moi cap chia thanh 3 nep hinh thanh he thong cau truc mai. Nhung cap mai voi nhung duong cong goc mai, nhung hinh tuong cham khac tren hai dau hoi, tren thap noc… Tat ca duoc thuc hien cong phu, tinh xao, ket hop voi nhung mau nguyen goc va nhung pha che chuan muc de the hien but phap tai hoa va trinh do tham my cao cua nguoi Khmer Nam bo.
Hau het chua Khmer theo he phai tieu thua, nen chinh dien tho phung duc Phat Thich Ca Mau Ni tren toa sen chia thanh nhieu cap, trang tri rat ti mi dat o chinh giua nha va gian chinh dien luon nam o chinh giua khuon vien chua, tren nen cao khoang mot met. Toa chinh dien chua Pitu Khosa Rangsay gom ba tang va tang thap duoc xem nhu tang thu tu, duoc xay dung bang be tong cot thep tuong gach, chot thap do be tong mai lop ngoi. Bon phia toa chinh dien duoc trang tri bang nhung hoa van tinh xao.
Truoc khi len cau thang vao chinh dien tang mot chung toi nhin thay hai tuong chan voi khuon mat du ton; day la hinh tuong luon co o tat ca cac chua Khmer dung. Chan duoc coi la tuong trung cho ta ma pha hoai Phat phap. Chan duoc the hien duoi dang mot nguoi to lon, khoe manh, ve mat du ton, minh mac giap tru, tay cam chay vo dung gac o cong chua. Truoc tuong chan phia ben trai la cay bo de voi tuong Phat Thich Ca toa thien goc cay. Hai ben lan can dan len chinh dien la hai tuong ran rong to lon la tay dan len chinh dien.
Tang hai chanh dien chua Pitu Khosa Rangsay
Tang mot chinh dien la mot khong gian thoang rong, to ve hoa van khap gian. Chinh giua la tuong Phat Thich Ca bang dong sang loang, cao khoang hai met duoc thinh tu Thai Lan. Ngoai ra con nhieu tuong Phat dung va ngoi khac duoc xep dat thu tu. Ben hong gian chinh co duong len dien tang hai.
Tang hai cung la gian tho Phat voi dien tich tuong duong tang mot. Chung quanh vach hai ben la hinh ve to mau that dep ve cuoc doi duc Phat Thich Ca Mau Ni. Chinh giua tren cao dat tuong Phat Thich Ca ngoi, duoc thep vang. Ben duoi la cac tuong Phat Thich Ca dung, ngoi bang da quy, bang dong… Ngoai ra con co hai tuong Phat bang da duoc thinh ve tu Myamar. Cac cot tru trong chanh dien tang mot va tang hai, phan chan va phan dau do san deu dap hoa van Phanhi lua.
Chung toi tiep tuc men theo ben hong de len tang ba. Dien tich tang ba cung bang tang hai va tang mot nhung trang tri voi nhieu sac trang hon. Vach tuong duoc dap noi phu dieu nu than Tepanon - Phanhites cong voi Phanhi Phlong. Cac cot tru tang ba dap noi hoa van Angkor toan than. Ngoai ra con duoc trang tri bang muoi sau buc tranh minh hoa, thuat chuyen cuoc doi cua duc Thich Ca tu dan sanh den Phat nhap niet ban. Vach ngoai tang ba dap hoa van dac thu cua van hoa Khmer Angkor hoa hop voi Khmer Nam bo. Giua chinh dien tang ba co them cac tuong nam la tuong Phat nhap niet ban. Co hai tuong Phat ngoi xep bang hai ben bang da duoc thinh ve tu Campuchia.
Ca ba tang cua chua co muoi hai cua so bang go duoc khac cham ti mi la muoi hai buc phu dieu the hien noi dung cac truyen thuyet dan gian.
Dac biet nhat la tang thap. Chung toi duoc su tru tri cho biet, it co chua nao co bon tang va it co chua nao lai su dung tang thap. Neu xin phep, chua se mo cua tang thap de du khach co the tham quan. Co mot loi di ben hong phia ben ngoai cua tang ba de leo len tang thap. Tang thap gan voi mai chua duoc trang tri mai cong vut la phan cao nhat cua chua.
Chot thap do be tong mai lop ngoi. Kien truc hoa van trang tri rong Angkor cach dieu uon luon o cac bao lam mat truoc chanh dien, dau rong Angkor, tien nu Keynor - chim than Krud, phu dieu than chan Hanuman, nu than Teppanom. Mai cong va tang thap cao nhat do nghe nhan dap tuong o Soc Trang, Bac Lieu thuc hien. Di chung quanh bon mat cua tang thap voi loi di rong khoang mot met, du khach se tha ho ngam canh toan thanh pho Can Tho.
Tang thap gan voi mai chua duoc trang tri mai cong vut la phan cao nhat cua chua.
Tang thu tu cua chua la tang thap cao nhat con la noi luu tru Tam Tang kinh bang tieng Ba Li va kinh bang tieng Viet duoc xep trang trong o hai dau phong kinh. Chinh giua gian la tho xa loi Phat. Phai noi la tang thu tu la noi trang tri tuy voi khong gian nho nhung that sang va dep mat lam anh len net trang nghiem. Rat nhieu du khach quoc te da den day va duoc tham quan tang dac biet nay.
Chua con la noi luu giu van hoa Khmer nhu dan ngu am, cac dieu mua Chja Dam, mua dan gian Campuchia… va duoc trinh dien thong qua nhung ngay le quan trong nhu tet Ooc Om Boc, le Choi Cho Nam Tho May, le Dolta, le Dang Y, le Cung Trang…
Nhieu sinh vien, hoc sinh ngheo nguoi Khmer tu cac tinh lan can den hoc tap tai Can Tho duoc vao chua o tro va an com mien phi, duoc hoc them tieng Khmer; vua lam cong qua cho chua, vua hoc kinh Phat. Ngoai ra chua con danh them mot so phong tro khang trang, sach se, tuom tat cho cac su Khmer o noi khac co viec den Can Tho co noi an, nghi yen tinh.
Khi di tu duoi tang tret len cac tang tren, toi cung nhin thay co nhieu tuong chan, tuong than, tuong Phat, phu dieu … nhung dieu gay an tuong dac biet nhat la tuong mot guong mat chan an mot vong tron. Hoi ra moi biet do la tuong Reahu (hoac Ria-Hu hay con goi la Rahu). Tuong Ria-hu - nhan vat dac biet duoc dap noi chi co phan dau ma khong co than - dat tren lau sala phia ben phai cua chua khi buoc len chinh dien, la mot cau chuyen dai giai thich hien tuong nhat thuc, nguyet thuc cua nguoi Khmer Nam bo.
Trong nhung hinh tuong duoc dap noi hay trang tri tho phung trong chua thi “Ria-hu” va “Chan” la nhung bieu tuong cua cai ac. Ria-hu duoc dap noi hay ve the hien guong mat mot quai vat hung du voi doi mat tron trung, voi vanh mieng rong dang nhe hai ham rang nhon lom chom nuot vong tron tuong trung cho mat trang hay mat troi. O nhieu chua Khmer Nam bo, Ria-hu duoc trang tri o nhieu noi, tren cong vao chua, tren vom mat tien ngoi chinh dien, tren vom cua ra vao va tham chi o ngay ca be tuong Phat.
Truyen thuyet ve su tich Ria-hu
Mot vi su ke lai cho chung toi nghe rang: Ngay xua ngay xua, co mot gia dinh no co ba anh em trai. Ngay nao cung vay ba anh em cung danh phan com de dang com cho cac nha su di khat thuc. Mot hom, nguoi em ut duoc hai anh giao cho nau com. Rui thay hom do cui bi mua uot nen nhum mai ma lua khong chay duoc nen khi doan cac su khat thuc di ngang qua nha ma com van chua chin.
Khong co com de dang cho cac su, hai nguoi anh gian va quat mang, lay va xuc com danh vao dau nguoi em ut. Nguoi em ut bi cac anh danh, tui than, tuc minh bo ra bo con song lon sau nha ngoi khoc. Nhin con nuoc song dang chay xiet, nguoi em ut nguyen kiep sau duoc hoa thanh nguoi co suc manh nhu dong nuoc chay xiet de khong ai bat nat duoc minh.
Hai nguoi anh tim kiem dua em, nghe loi than van va loi nguyen do ma lo lang va tu do ho cung nguyen kiep sau se tro thanh nguoi co suc manh hon dong nuoc de em minh khong lam hai duoc minh. Ca ba anh em deu toai nguyen. Nguoi anh ca duoc hoa kiep thanh Po-rac A-tit, tuc la mat troi, nguoi anh thu hoa kiep thanh Po-rac Chanh tuc la mat trang, va nguoi em ut hoa kiep thanh Ria-hu, mot nguoi to lon, mat mui xau xi, co suc manh khong ai co the can lai noi.
Tu moi tham thu xua cu voi hai anh tu kiep truoc, Ria-hu thuong chan bat mat troi va mat trang nuot vao bung de tra thu. Do do hinh tuong Ria-hu thuong duoc dap noi hay ve canh dang nuot vong tron the hien mat troi hay mat trang. Luc nuot mat troi hay mat trang do, da lam cho troi dat bi toi di. Vi than Po-rac In, nguoi cai quan vu tru, thay vay ben day cho Po-rac A-tit va Po-rac Chanh hai bai than chu goi la So bo-rich la kinh Mat Troi va Chanh bo-rich la kinh Mat Trang de khi lam nan Po-rac A-tit va Po-rac Chanh doc de buoc Ria-hu phai nha minh ra. Tu do , Ria-hu chi nuot mat troi va mat trang duoc mot lat, thi bi hieu ung cua bai kinh phai nha mat troi hay mat trang ra. Troi dat lai tro nen sang sua lai sau nhat thuc hay nguyet thuc. Nhung luc nay nguoi Khmer Nam bo thuong danh trong khua mo,… gay tieng dong de Ria-hu nha mat troi hay mat trang ra.
Phu dieu than Ria-hu.
Them mot chuyen ke khac ve Ria-hu: Y minh to lon, co suc manh vo dich nen Ria-hu rat kieu ngao, quyet tam tim nguoi ty thi. Nghe noi Duc Phat la nguoi manh nhat the gian, Ria-hu tim den doi thach dau. Duc Phat biet Ria-hu sap den nen dung than thong bien ngoi dien cua minh nho lai de tao long kieu ngao, tu dac cua Ria-hu. Khi Ria-hu bay den noi, thay ngoi chanh dien nho xiu, chi bang nam tay cua minh, thi tu dac cho la minh co the bop nat ngoi chanh dien ay mot cach de dang.
Nhung khi Ria-hu buoc vao ngoi dien nho be do thi buoc qua de dang khong bi vuong gi ca. Ben trong ngoi dien rong thenh thang con duc Phat thi to lon nhu qua nui, minh dap y vang. Sau khi dinh than, Ria-hu hoi duc Phat: Trong vu tru, co phai ong la nguoi to lon nhat khong? Duc Phat bao, trong vu tru khong ai lon hon ngai Dai Phan Thien - tieng Khmer la MahaPorum. Ria-hu nai ni duc Phat dua minh len thuong gioi gap Dai Phan Thien. Nhin thay MahaPorum het suc to lon, Ria-hu so hai, luon mieng van xin tha loi va ho then xin Duc Phat cho ve. Duc Phat can dan tren duong ve khong duoc uong nuoc truong sinh o ho thieng A-No-Ti.
Nhung duong thi xa ma nguoi thi khat nen Ria-hu quen loi can dan cua Phat nen da xuong ho uong nuoc. Than giu ho Kom-phon-lac tuc gian ke danh cap nuoc truong sinh nen thoi luong gio thieng Cam-ma-viet la luong gio nghiep bao cat dut Ria-hu lam doi ngang nguc. Ria-hu hoang so bo nua phan con lai duoi ho, mang nua phan tren con song duoc la nho nuoc truong sinh, bay vut di. Bay den dau tao mua to, giong bao den do. Vi vay ma nguoi Khmer co tap tuc la he co gio to thi danh trong, go thung… tham chi, cam dao ho lon "tranh di, tranh di" tao tieng vang lon de xua duoi Ria-hu di noi khac, tranh lam thiet hai nha cua ruong vuon cua ho.
Du khach den vieng chua co the di bo tu duong Ly Tu Trong (doan cuoi cong vien Luu Huu Phuoc) vao hem di thang chung 300 met la den. Do chua nam trong hem nen neu den chua bang cach nay, hinh anh ngoi chua duoc hien ro va lam cho tam nhin duoc dep hon. Vao toi thu Bay hang tuan luc 19 gio, chua duoc thap sang bang nhieu den phoi mau rat dep, neu ngam nhin tu ho Xang Thoi cach chua 100 met, hinh anh ngoi chua sang lung linh tren mat ho, trong rat dep.
Chùa Pitu Khôsắ Răngsây
By Kinh Nghiệm Du Lịch
Đối với cộng đồng người Khmer, do nhu cầu tôn giáo là chỗ dựa tinh thần nên hầu hết ở các địa phương có người Khmer sinh sống thì ngôi chùa là nơi lưu giữ, trưng bày các tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật của các nghệ nhân dân gian Khmer.